Sâm cau từ lâu đã được biết đến như là một vị thuốc quý đặc trị liệt dương, được người trong dân gian ca ngợi, và sử dụng cách đây hàng trăm năm, có tác dụng tăng cường sinh lý rất hiệu quả và đáng ghi nhận. Mãi cho đến ngày hôm nay, những gì Sâm cau mang lại đối với sức khỏe con người, đặc biệt đối với sinh lý của quý ông vẫn vẹn nguyên giá trị, vẫn được tin dùng và sử dụng rất phổ biến trong ngành y học cổ truyền. Dongyxumuong.vn và các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu để cụ thể hóa những giá trị mà vị thuốc quý này mang lại cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu nhé!
Sâm cau hay còn gọi là củ tiên mao, cồ nốc lan, ngải cau hay nam sáng ton, thuộc họ tỏi voi lùn, còn có tên khoa học là Hypoxidaceae. Là một trong số ít những vị thuốc nam quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng sinh lý, đặc biệt điều trị liệt dương rất hiệu quả, công dụng này đã được ghi chép trong cuốn sách y nổi tiếng thế giới đó là “ Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam ” do Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi xuất bản năm 2004.
Theo sách y dược cổ truyền, nước ta ghi nhận có 2 loại sâm cau đó là sâm cau đỏ và sâm cau đen. Tuy là cùng thuộc một họ nhưng hình dáng lại khác nhau hoàn toàn, mỗi loại đều có công dụng riêng.
Củ tiên mao là cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 30 – 50 cm. Lá hình mũi mác xếp nếp giống như lá cau, phiến lá thon hẹp dài đến 40 cm, rộng khoảng 3 – 4 cm, cuống dài tầm 10 cm.
Cây có thân rễ hình trụ, dạng củ to khoảng ngón tay cái, có rễ phụ nhỏ, vỏ bên ngoài thô có màu nâu, bên trong là nạc thịt màu vàng ngà ngà. Hoa xếp thành cụm 3 – 5 hoa, có màu vàng ươm, xếp thành cụ trên trục ngắn trong những phiến lá bắc lợp chồng lên nhau. Quả hình nang thuôn dài, chứa khoảng 3 – 4 hạt bên trong. Mùa hoa quả nở thường rơi vào mùa hè tầm tháng 6 – 7 hằng năm.
Sâm cau bắt nguồn từ Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin và các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, củ tiên mao thường mọc hoang khắp các đồi cỏ ven rừng, núi ở các tỉnh miền Tây Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Lào Cai,… Ngoài ra, ở vùng đồi núi Lang Biang nó cũng xuất hiện nhưng ít hơn các tỉnh trên.
Chưa có trường hợp nào bắt gặp nó xuất hiện ở đồng bằng, chính vì thế mà sâm cau đen vẫn chưa được trồng phổ biến. Toàn bộ nguồn dược liệu từ vị thuốc này đều dựa vào việc thu hái từ thiên nhiên.
Trong cuốn sách y của GS.TS Đỗ Tất Lợi có ghi nhận rằng, trong sâm cau đen có chứa rất nhiều các dược chất quý như hoạt chất saponin, phytosterol, phenolic glycoside ligan và một loạt các axit amin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ điều trị một số loại bệnh hiệu quả.
Vì là loài cây mọc lâu năm nên có thể thu hái sâm cau quanh năm. Và để làm thuốc, người ta thường thu hái củ của nó. Thời gian thu hái loại dược liệu tốt nhất đó chính là vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 mỗi năm, vì đây là thời điểm mà dược chất trong củ cao nhất và có chất lượng tốt nhất
Sau khi thu hái về, đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất cát. Sau đó thái nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô. Cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần. Ngoài cách này, một số dân tộc thiểu số thu hoạch củ về rồi rửa sạch, sau đó đem ngâm với nước vo gạo để khử đi độc tính rồi mới đem phơi khô rồi ngâm rượu.
Theo y học cổ truyền, củ tiên mao có tính ấm, vị cay hơi đắng, hơi độc nhẹ, có hương thơm nhẹ có tác dụng chữa một số bệnh sau:
– Giúp tráng dương bổ thận, bồi bổ sức khỏe, mạnh gân cốt
– Chữa chứng dương suy và lãnh tinh, trừ phong hàn
– Chữa trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh.
– Điều trị chứng chân, tay, lưng lạnh buốt.
– Giúp tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ, tăng cường hoạt động phòng the.
– Điều trị xuất tinh sớm, thận dương hư
– Điều trị chứng suy nhược thần kinh.
– Sâm cau hỗ trợ điều trị ho khan, ho hen, bệnh trĩ
– Sâm cau điều trị các chứng bệnh ngoài da như mụn nhọt, lở loét
Ở Ấn Độ, người ta thường dùng củ tiên mao để điều trị các bệnh như giúp lợi tiểu, kích dục, chữa bệnh trĩ, bệnh vàng da, chứng hen suyễn, ỉa chảy hoặc bệnh lậu. Ngoài ra, có thể giã náp để đắp ngoài da chữa lở ngứa.
Chúng ta có thể dùng tươi hay khô tùy thích. Mỗi ngày chỉ cần khoảng 20g sâm cau đen tươi hoặc 10g khô thái lát mỏng đun cùng với 500ml nước, đến khi cạn còn 250ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Dưới đây là một số bài thuốc dùng sâm cau đen để chữa trị các chứng đau nhức do hàn thấp, điều trị chứng liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu. Mời bạn hãy cùng theo dõi phần tiếp theo nhé !
Dùng 6g củ tiên mao, thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi loại dùng 8g cùng với 4g hồi hương. Đem tất cả các vị sắc uống với 500ml nước mỗi ngày.
Dùng khoảng 60g sâm cau đen ngâm cùng với 200ml rượu trắng trong vòng 1 tuần lễ. Sau đó dùng để uống hàng ngày trước mỗi bữa ăn chính.
Ngoài cách sắc uống thông thường như trên, chúng ta còn có thể đem ngâm rượu với nhiều công dụng mang lại hiệu quả cao. Tưởng chừng ngâm rượu sẽ khó khăn, nhưng ngược lại vô cùng đơn giản với cách làm như sau:
Bạn chỉ cần chuẩn bị: 1kg sâm cau đen khô, 3 lít rượu trắng khoảng 45 độ. Sau đó chúng ta sẽ sơ chế nguyên liệu. Củ sâm cau đen để nguyên củ để khi bỏ vào bình trông bắt mắt hơn, rửa thật sạch để loại bỏ đất cát, đặc biệt là các kẽ ở rễ, sau đó để ráo nước rồi tráng qua rượu 1 lần
Cho củ sâm cau đen tươi vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu vào, đậy kín nắp, để ở nơi có nhiệt độ ổn định. Sau 1 tháng là có thể sử dụng. Trong mỗi bữa ăn, chỉ nên uống 2 – 3ly nhỏ/ngày sau bữa ăn
-Sâm cau đỏ ít độc, khi uống rất an toàn. Sâm cau đỏ có mùi thơm đặc trưng, mát và rất dễ uống nên cũng được dùng để ngâm rượu.