Đông Y Xứ Mường

Đông y Xứ Mường
Nguyên liệu từ thiên nhiên

1. Tên gọi và đặc điểm sinh thái của Bưởi Bung

  • Bưởi Bung thuộc họ Cam (Rutaceae) có nhiều tên gọi khác nhau như: Cây Cơm rượu, Cát bối, Co dọng dạnh, Bai bài, Mác thao sang,…
  • Tên khoa học là: Glycosmis Citrifolia (Willd) Lindl
  • Bưởi bung là cây thân to khoảng 2 – 3 cm. Khi trưởng thành, cây có thể cao tới 6 – 6,5 mét. Cành non có lông, màu đất sét. Lá cây Bưởi bung không có lông, có nhiều hình dạng khác nhau, thường có một lá chét, thon và dài khoảng 8 – 20 cm, rộng 1,5 – 6 cm. Chùy hẹp ở nách lá, ít nhánh, có khi hoa xếp nhóm 2 – 3 cái. Hoa Bưởi bung có màu trắng, vàng nhạt hoặc xanh, hoa có mùi thơm, cánh hoa không có lông. Qủa có hình dạng trứng, màu trắng, vàng, da cam hoặc hồng, hoa cao khoảng 1 – 1,5 cm.
  • Cây Bưởi bung thường mọc hoang ở rải rác một số địa phương thuộc nước ta. Cây thường mọc ở bãi đất hoàn, bên bờ rào hoặc trong các rừng núi. Ngoài ra, loài cây này còn được tìm thấy ở một số nước khác trên thế giới như Thái Lan, Philipines, Malaysia, Indonesia, phía Nam Trung Quốc,…
Cây Bưởi Bung
Hình ảnh cây Bưởi Bung

2. Thu hái và chế biến Bưởi Bung

  • Bộ phận dụng: Sử dụng rễ và lá của cây bưởi bung để làm thuốc chữa bệnh.
  • Thu hái: Thu hái lá và rễ cây Bưởi bung quanh năm.
  • Chế biến: Đem những phần lá và rễ cây bưởi bung rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó thái nhỏ rồi đem phơi khô và sử dụng dần.
  • Bảo quản: Bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bao bì. Tốt nhất nên bảo quản thuốc trong bọc kín và đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng, tránh ẩm móc.

3. Thành phần hóa học có trong Bưởi Bung

Trong cành và lá cây Bưởi bung có chứa các tinh dầu có mùi thơm dễ chịu cùng với các ancaloit cụ thể như sau:

  • Arborin
  • Arborinin
  • Dictamin
  • Glycorin
  • Glycozolin
  • Glycosminin
  • Kokusaginin
  • Noracromyxin
  • Skimmiamin
  • Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây bưởi bung và nhận thấy rằng mùi thơm dễ chịu từ loài cây này là do tinh dầu alkaloid như: glycosminin, glycozolin, glycerin, skimmiamin, noracromyxin, kokusaginin, dictamin, arborinin, arborin,… Nhờ những hoạt chất này mà cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều phát hiện ra nhiều công dụng của cây bưởi bung.

4. Tác dụng dược lý và ứng dụng của Bưởi Bung trong điều trị bệnh

Theo y học cổ truyền: lá cây bưởi bung có vị ngọt, tính ấm; rễ cây bưởi bung vị cay. Các thầy thuốc Đông y đã dùng thảo dược này để hỗ trợ tiêu hóa, tiêu đờm, tán huyết ứ, giải cảm, chống ho,… Vì vậy, dược liệu này có tác dụng chữa trị các bệnh:
  • Ho thông thường, ho có đờm
  • Cảm cúm, cảm lạnh
  • Có vấn đề về đường tiêu hóa: Đau dạ dày, đầy hơi, trướng bụng, ăn không tiêu,…
  • Đau thoát vị

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Bưởi bung được xem như vị thuốc kháng sinh, có tác dụng kháng các loại vi khuẩn khi thí nghiệm trong ống nghiệm như vi khuẩn Streptococcus, Staphyllococcus 209P và Bacillus subtilis. Giới dược lý hiện đại cấy vào trong ống nghiệm một vài vi khuẩn cùng với tinh chất bưởi bung, kết quả đạt được là những vi khuẩn ấy bị tiêu diệt hoàn toàn.

5. 9 bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ Bưởi Bung trong Đông Y

  • Bưởi Bung được dùng ở dạng thuốc sắc. Sắc mỗi thang thuốc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần nước để dùng. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số vị thuốc khác. Nên dùng thuốc khi còn ấm, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng.
  • Liều lươngg dùng 15 – 30 gram cho mỗi lần sử dụng.

5.1 Bài thuốc chữa bệnh Cảm Cúm từ Bưởi Bung

  • Dùng một nắm lá Bưởi Bung (khoảng 20 gram) đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Cho những phần lá đã rửa sạch vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, sắc để lấy nước dùng. Chia phần nước thành 3 phần uống mỗi ngày. Nên dùng thuốc khi còn ấm.

5.2 Bài thuốc  chữa ho thông thường, hạ sốt, trị đau bụng, ăn uống không tiêu từ Bưởi Bung

  • Dùng 8 – 15 quả Bưởi bung và một nắm lá khô Bưởi bung rửa sạch rồi đem sắc cùng với một lượng nước phù hợp. Mỗi lần sử dụng 10 ml, mỗi ngày uống hai lần. Thời gian sử dụng khoảng 15 ngày.

5.3 Bài thuốc chữa viêm loét Dạ dày, Tá tràng từ Bưởi Bung

  • Dùng lá Bưởi bung, Lá khôi và Dạ cẩm mỗi vị 12 gram cùng với 6 gram Cam thảo dây. Đem sắc cùng với một ít nước, sắc đến cô đặc. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc. Kiên trù sử dụng thuốc đến khi bệnh tình dứt hẳn.

5.4 Bài thuốc trị bệnh phong tê thấp, đau nhức cơ xương khớp từ Bưởi Bung

  • Dùng rễ Bưởi bung, rễ Cỏ xước, rễ Cốt khí, rễ Hoàng lực, rễ Động lực, củ Kim cương, Dây đau xương, Hoa kinh giới mỗi vị 20 gram. Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào trong nồi sắc cùng năm chén nước, sắc cô đặc còn hai chén nước. Mỗi lần sử dụng 40 ml, uống mỗi ngày hai lần. Sử dụng thuốc 5 ngày liên tục.

5.5 Bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi gối từ Bưởi Bung

  • Dùng 25 gram rễ Bưởi bung; rễ Quýt gai và Cỏ xước mỗi vị 15 gram cùng với Huyết đằng, Tỳ giải và Cẩm tích mỗi vị 10 gram. Đem các nguyên liệu trên cho vào ấm và sắc cùng với một lượng nước phù hợp. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc trên. Chia phần nước sắc được thành 3 lần uống mỗi ngày. Nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi gối từ Bưởi Bung

5.6 Bài thuốc chữa chứng kém ăn, ăn không ngon miệng, vàng da ở phụ nữ sau sinh từ Bưởi Bung

  • Dùng 10 gram lá Bưởi bung, đem rửa sạch bụi bẩn rồi đem đi sao vàng. Sau đó cho vào nồi cùng với 400 ml nước sắc cô đặc còn khoảng 250 ml nước để dùng. Mỗi ngày sử dụng hai lần.

5.7 Bài thuốc chữa kém ăn, đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu từ Bười Bung

  • Dùng 15 – 20 gram quả Bưởi bung cùng với 7 gram Vỏ quýt (Trần bì). Đem hai dược liệu trên rửa sạch với nước rồi đem sắc cùng với một ít nước. Dùng thuốc để thay nước lọc mỗi ngày.

5.8 Bài thuốc từ Bưởi bung chữa mụn nhọt bị rò mủ lâu ngày không khỏi

  • Dùng 20 gram lá Bưởi bung cùng với lá Chanh và Tinh tu mỗi vị 10 gram. Đem các nguyên liệu rửa sạch bằng nước rồi đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó đem tán nhỏ rồi nghiền nát thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng một ít đắp lên vết thương bị mụn nhọt.

5.9 Bài thuốc từ Bưởi Bung chữa mụn, thối loét để lâu ngày

Dùng lá Bưởi bung, lá Thổ phục linh, lá Ổi mỗi vị một nắm (với liều lượng bằng nhau). Đem ba loại lá vừa chuẩn bị rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn rồi cắt thành từng đoạn nhỏ. Hái một đoạn lá chuối, rửa sạch rồi đem hơ trên than cho nóng và mềm ra. Sau đó đem gói các vị thuốc trên, rồi đem chườm lên vết thương đến khi nguội hẳn. Lưu ý, chườm nhẹ nhàng để thuốc thấm sâu vào trong lớp bì.

6. Những lưu ý khi sử dụng Bưởi Bung trong điều trị bệnh

Những đối tượng dưới đây không được sử dụng các bài thuốc từ Bưởi bung để trị bệnh:

  • Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu
  • Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu đang mang thai.

Tóm lại, cây Bưởi Bung là loại thuốc nam quý có tác dụng trừ đờm, chống ho, trị cảm, tán huyết, kích thích đường tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh không tự ý sử dụng những bài thuốc từ Bưởi bung khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc lương y. Do đó, bạn nên thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh tình trước khi quyết định sử dụng.

Những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Đông Y Xứ Mường không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.