Đông Y Xứ Mường

Đông y Xứ Mường
Nguyên liệu từ thiên nhiên

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Bệnh Viêm phụ khoa hay viêm nhiễm phụ khoa là nỗi ám ảnh của hầu hết chị em phụ nữ. Bệnh rất dễ sinh ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của nữ giới, có thể gây vô sinh – hiếm muộn hay dẫn tới ung thư. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm nhiễm phụ khoa là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục của nữ giới. Các bệnh viêm phụ khoa thường gặp điển hình như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến… Bệnh thường gặp ở nữ giới sau khi đã dậy thì, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là đang trong độ tuổi sinh sản và mang thai.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa này nếu không sớm điều trị kịp thời sẽ gây ngứa ngáy cho người bệnh. Đồng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ quan sinh sản của nữ, rất dễ gây vô sinh – hiếm muộn cho chị em.

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Theo các chuyên gia về phụ khoa cho biết, các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm phụ khoa có thể kể tới như:

1. Thói quen vệ sinh vùng kín

Đây được xem là nguyên nhân mà đa phần chị em hay mắc phải. Viêm nhiễm phụ khoa có thể phát sinh do thói quen vệ sinh vùng kín hằng ngày chưa được khoa học. Hay đơn giản như việc vệ sinh không sạch sẽ, không thường xuyên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

2. Nội tiết tố mất cân bằng

Việc nội tiết tố bị thay đổi do quá trình mang thai hoặc sinh nở cũng khiến nữ giới bị viêm phụ khoa. Sự mất cân bằng nội tiết tố còn có thể xuất hiện do tác dụng của một số loại thuốc, hay do căng thẳng, stress, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh…

3. Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, hay khi quan hệ với nhiều bạn tình dẫn tới vi khuẩn có thể xâm nhập vào sâu trong âm đạo. Đồng thời còn khiến bạn có tỉ lệ cao mắc một số bệnh xã hội nguy hiểm.

Ngoài ra, khi quan hệ quá thô bao cũng có thể làm tổn thương âm đạo, vùng kín bị trầy xước. Từ đó dẫn tới tình trạng viêm nhiễm phụ khoa thường gặp.

Dấu hiệu nhận biết viêm phụ khoa

Viêm phụ khoa là các bệnh gây viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục nữ. Vì thế có rất nhiều biểu hiện đa dạng và chúng thường khá giống nhau, hoặc đôi khi là không có biểu hiện ở giai đoạn đầu khiến người bệnh khó phát hiện.

Vì thế, rất nhiều nữ giới chủ quan khi vùng kín có những biểu hiện lạ. Hậu quả là bệnh có thời gian phát triển và chuyển nặng khiến quá trình điều trị gặp khó khăn, gây ra nhiều biết chứng nguy hiểm.

Các bác sĩ phụ khoa khuyến cáo, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác khi có những dấu hiệu liên quan tới viêm nhiễm phụ khoa. Một số biểu hiệu chính khi bị viêm phụ khoa như:

  • Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát.
  • Xuất hiện khí hư bất thường, chuyển sang màu vàng, đen, xanh, nâu… khí hư vón cục, như bã đậu.
  • Vùng kín có mùi hôi tanh, mùi chua khó ngửi.
  • Có cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Đau vùng bụng dưới, đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Âm đạo chảy máu bất thường dù chưa tới kỳ kinh.
  • Rối loạn kinh nguyệt như: chậm kinh, bế kinh, rong kinh…
  • Vùng kín nổi mụn, mọc mụn ở môi bé..

Các bệnh viêm phụ khoa thường gặp

Viêm nhiễm phụ khoa có thể gặp ở nữ giới trong bất kỳ độ tuổi nào. Một số bệnh nếu điều trị muộn sẽ làm teo, hẹp vòi trứng gây vô sinh ở nữ. Dưới đây là một số bệnh viêm phụ khoa thường gặp mà chị em cần lưu ý:

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo (còn được gọi là viêm âm hộ) là tình trạng nhiễm trùng âm đạo. Theo thống kê, có tới 1/3 phụ nữ Việt Nam đang ở độ tuổi sinh sản mắc phải căn bệnh này ít nhất 1 lần trong đời.

Viêm âm đạo thường có triệu chứng: ngứa rát vùng kín, âm đạo bị sưng đỏ, ra nhiều khí hư có màu xanh hoặc trắng đục. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục.

2. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là tình trạng ống cổ tử cụng bị sưng, viêm do một số loại ký sinh trùng, nấm hoặc vi khuẩn có hại. Người mắc bệnh thường có triệu chứng như: ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, khiến chị em bị vô sinh – hiếm muộn.

3. Viêm vòi trứng

Là một trong số các bệnh viêm phụ khoa chủ yếu do viêm nhiễm ở đường sinh dục lây lan tới vòi trứng. Viêm vòi trứng có 2 dạng là cấp tính và mãn tính. Bệnh thường đi kèm với các dấu hiệu như: đau bụng dưới, khí hư màu vàng, rối loạn kinh nguyệt….

4. Viêm buồng trứng

Là tình trạng viêm nhiễm ở buồng trứng. Khi xuất hiện các triệu chứng như: sốt, đau vùng xương hông, kinh nguyệt ra nhiều hoặc vón cục… Bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên phụ khoa để kiểm tra. Trong trường hợp bị viêm buồng trứng cần lên phương án điều trị càng sớm càng tốt.

5. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Là căn bệnh viêm phụ khoa thường gặp ở chị em. Viêm lộ tuyến là tình trạng tổn thương lành tính nhưng nếu không sớm điều trị bệnh có thể chuyển biến nặng gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Chị em khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thường sẽ kèm theo các biểu hiện như: khí hư ra nhiều, ngứa ngáy vùng kín, đau bụng dưới và phần eo, chảy máu sau khi quan hệ…

Tác hại viêm nhiễm phụ khoa gây ra

Các bệnh viêm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra ảnh hưởng lớn cho sức khỏe và tâm lý của chị em. Vì thế chị em cần đặc biệt lưu ý tới các tác hại mà viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra như:

  1. Ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày: vùng kín ngứa rát, có mùi hôi khiến chị em luôn có cảm giác bất an, khó chịu, mất đi tự tin trong giao tiếp hằng ngày.
  2. Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: sinh hoạt tình dục vợ chồng bị ảnh hưởng do viêm nhiễm phụ khoa. Khiến chị em không có hứng thú, dễ gây ra xích mích đổ vỡ trong hôn nhân.
  3. Ảnh hưởng tới sức khỏe: các bệnh viêm phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp tới cơ quan sinh sản của nữ giới, rất dễ gây vô sinh – hiếm muộn hoặc ung thư nếu không điều trị kịp thời.
  4. Ảnh hưởng tới thai nhi: nếu bạn bị viêm phụ khoa khi đang mang thai có thể gây nhiễm trùng cho thay nhi. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới sảy thai hoặc sinh non. Đặc biệt nếu sinh thường, các vi khuẩn có thể khiến bé bị mù lòa hoặc mắc một số bệnh về não đe dọa tới sức khỏe của trẻ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa

Như đã chia sẻ ở trên, viêm nhiễm phụ khoa có thể gặp ở mọi độ tuổi chị em. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như:

  • Phụ nữ đang mang thai: khi đang mai thai nội tiết tố nữ có sự thay đổi rất lớn. Điều này khiến cho sức đề kháng của chị em bị giảm sút nên tỉ lệ mắc các bệnh về viêm phụ khoa sẽ cao hơn.
  • Nữ giới đã quan hệ tình dục: khi đã quan hệ tình dục đồng nghĩa với việc chị em sẽ mất đi lớp màng trinh. Đây được xem là lớp bảo vệ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo. Do đó tỉ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa cũng tăng lên.
  • Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh: ở độ tuổi này lượng hormone trong cơ thể nữ giới sản sinh ra rất ít. Đồng thời một số các chức năng, sức đề kháng cũng suy yếu dẫn tới dễ bị viêm nhiễm hơn.
  • Ngoài ra, chị em từng phá thai, hay quan hệ tình dục với nhiều người, không sử dụng biện pháp an toàn cũng đều có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa kể trên.

Các cách chữa viêm nhiễm phụ khoa

Chữa viêm phụ khoa cần tùy thuộc và nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một số trường hợp bị viêm phụ khoa nhẹ có thể sử dụng cách chữa dân gian hay thuốc đông y.

Với viêm phụ khoa nặng sẽ cần có phương pháp điều trị thích hợp kết hợp cùng các loại thuốc Tây y đặc trị. Hãy cùng tham khảo về các cách chữa viêm nhiễm phụ khoa dưới đây:

1. Chữa viêm phụ khoa bằng mẹo dân gian

Chữa viêm nhiễm phụ khoa tại nhà bằng các mẹo dân gian thường là cách mà nhiều chị em hay sử dụng. Nguyên liệu chủ yếu là các thảo dược có trong tự nhiên như: lá chè xanh, lá ổi, bách lý hương…

Thông thường các cách chữa viêm phụ khoa này rất đơn giản và dễ làm. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa viêm phụ khoa mà bạn có thể tham khảo.

1.1 Chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không

Lá trầu không đem rửa sạch với muối loãng, có thể ngâm từ 5 – 10 phút. Sau đó để ráo nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt, sau đó pha với nước ấm dùng để rửa âm đạo. Rửa xong lau khô vùng kín bằng khăn sạch. Thực hiện cách này 2 – 3 lần/tuần.

1.2 Chữa bằng lá chè xanh

Dùng lá chè xanh tươi, rửa sạch với nước muối, sau đó đem đun sôi, cho thêm 1 ít muối hạt. Để nước bớt nóng có thể dùng để rửa âm đạo. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần.

1.3 Chữa viêm phụ khoa bằng ngải cứu

Ngải cứu đem phơi khô, lấy khoảng 20g đem đun sôi với 300ml nước. Khi nước còn nóng, đem xông hơi vùng kín khoảng 15 phút. Sau khi nước nguội có thể dùng để ngâm, rửa âm đạo. Cuối cùng dùng nước sạch rửa lại lần nữa và lau khô. Thực hiện 2 lần/ngày.

1.4 Chữa viêm phụ khoa bằng lá ổi

Lấy lá ổi (không già quá cũng không non quá) đem rửa sạch với nước muối. Sau đó đun với nước khoảng 30 phút, dùng nước này rửa âm đạo. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần.

1.5 Chữa viêm phụ khoa bằng đậu bắp

Lấy 100g đậu bắp đun sôi với 100ml nước, sau đó để nguội bớt có thể uống. Sử dụng mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng viêm nhiễm.

1.6 Chữa viêm phụ khoa bằng nước muối

Dùng muối hạt hòa (lượng vừa phải) với nước đun sôi để ấm sau đó dùng vệ sinh vùng kín. Sau khi rửa xong dùng khăn sạch lau khô. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần.

Việc chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng các cách dân gian tuy đơn giản, dễ làm nhưng nó cũng có ưu nhược điểm mà chị em nên biết.

Ưu điểm của mẹo dân gian:

  • Đơn giản, dễ làm tại nhà.
  • Nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ.
  • Cách chữa an toàn, lành tính.

Nhược điểm:

  • Chỉ hỗ trợ điều trị khi bệnh còn nhẹ, nếu bệnh nặng gần như không có hiệu quả.
  • Phải thực hiện trong thời gian dài.
  • Không chữa triệt để bệnh, rất dễ tái phát.

2. Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc để điều trị viêm phụ khoa cần có sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, trước hết người bệnh cần tới các cơ sở y tế để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân viêm nhiễm. Từ đó, bác sĩ sẽ kết hợp một số loại thuốc như: thuốc bôi, thuốc khám sinh, chống viêm… phù hợp nhất cho 1 liệu trình.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm phụ khoa như:

  • Metronidazol
  • Cloroxit
  • Fluconazole
  • Miconazol

Chú ý: Việc sử dụng thuốc chị em cần tuân thủ theo đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Không tự ý mua thuốc để tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, để tình trạng viêm nhiễm mau khỏi hơn, chị em có thể kết hợp với việc rèn luyện sức khỏe, giữ vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ.

Ưu điểm của cách chữa này:

  • Dễ dàng thực hiện.
  • Giúp điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả.
  • An toàn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nhược điểm:

  • Dễ gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách.
  • Thuốc không thể loại bỏ triệt để mầm bệnh dẫn tới dễ tái phát.

3. Chữa viêm phụ khoa bằng phương pháp xâm lấn

Được xem là cách chữa viêm nhiễm phụ khoa tiên tiến, đạt hiệu quả tốt nhất hiện nay. Khi bệnh ở giai đoạn nặng việc sử dụng thuốc hay mẹo dân gian đều không có tác dụng. Vì thế các liệu pháp xâm lấn là cách chữa viêm phụ khoa tốt nhất hiện nay.

Một số phương pháp xâm lấn phổ biến hiện nay như:

  1. Đốt điện: sử dụng dòng điện ở tần cao, nhằm loại bỏ các vùng viêm nhiễm. Tạo điều kiện cho tế bào biểu mô hồi phục, hạn chế tổn thương ở mức thấp nhất.
  2. Áp lạnh: sử dụng nito lỏng khiến tế bào bị đông lại và giết chết chúng. Tiêu diệt các tế bào gây viêm nhiễm, ở nhiệt độ lạnh các tế bào bệnh sẽ bị dính vào dụng cụ áp lạnh.
  3. Dao Leep: sủ dụng tia điện từ tác động lên vùng bị viêm nhiễm. Loại bỏ tế bào viêm nhiễm đồng thời cầm máu tức thì, giúp cải thiện tuần hoàn máu.
  4. Ozone xanh: với khả năng điều trị viêm nhiễm nhanh và an toàn. Kỹ thuật loại bỏ hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong thời gian ngắn, trên toàn diện vùng bệnh. Từ đó giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, tránh tái phát.

4. Chữa viêm nhiễm phụ khoa với phương pháp của Đông Y Xứ Mường

Sử dụng Kén đặt XM

Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa

Cách chữa bệnh tốt nhất chính là việc phòng bệnh. Chị em cần có ý thức trong việc phòng tránh bệnh. Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa trong việc phòng tránh viêm nhiễm hiệu quả mà chị em cần lưu ý.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ (1 – 2 lần/ngày)
  • Không thụt rửa sâu vào trong âm đạo hay ngâm mình quá lâu trong bồn nước.
  • Không sử dụng dung dịch vệ sinh lạ hay nước hoa xịt vùng kín.
  • Dùng khăn vải mềm, sạch để lau vùng kín mỗi khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh vùng kín trước và sau quan hệ.
  • Dùng bao cao su khi quan hệ, thực hiện lối sống 1 vợ 1 chồng.
  • Không mặc đồ lót quá bó, chật hay loại khó thấm hút.
  • Không dùng chung đồ dùng các nhân với người khác, đặc biệt đồ lót.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin và các dưỡng chất có lợi.
  • Hạn chế rượu bia, không sử dụng các chất kích thích có hại.