Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính, gồm: xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ. Sụn là một dạng mô trơn có bề mặt mịn, dễ trượt, giúp các khớp cử động trơn tru, đồng thời giữ vai trò như chất đệm ở khớp xương. Tại đây còn tồn tại mô hoạt dịch trải dài trên khớp, sản sinh dung dịch bôi trơn khớp (còn gọi là chất nhờn) và cung cấp dưỡng chất cho sụn.
Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Khi đó, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và vận động khó khăn. Bất kì độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị viêm khớp gối nhưng phổ biến nhất là những người trong độ tuổi sau 45.
Viêm khớp gối thường diễn biến âm thầm, phát triển qua 4 giai đoạn :
Giai đoạn sớm: Kết quả X-quang cho thấy những đốt gai nhỏ xuất hiện ở vùng gối, sụn có tổn thương nhẹ.
Giai đoạn nhẹ: Khớp gối phát triển nhiều gai hơn, lớp sụn chen giữa xương mỏng dần. Triệu chứng bắt đầu được nhận thấy rõ nhưng chỉ thoáng qua, người bệnh thường chủ quan.
Giai đoạn giữa: Khoảng cách đầu xương hẹp lại, sụn tổn hại nặng có thể nhìn rõ qua X-quang. Người bệnh cảm thấy đau, khó khăn trong vận động hàng ngày.
Giai đoạn nặng: Khoảng cách khớp giữa các xương rất hẹp, xương chồng lên xương, sụn bị vỡ nhiều hoặc mất đi hoàn toàn, dịch còn rất ít. Một số trường hợp nặng, xương còn bị biến dạng.
Viêm khớp gối thường gây ra các triệu chứng :
Trong thời gian đầu mắc bệnh, nếu không phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời, bệnh chuyển sang giai đoạn 3 và 4, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm:
Viêm khớp gối được xem là bệnh không thể tránh khỏi khi cao tuổi, chức năng tạo sụn và chất nhờn của khớp bị suy yếu dần.
Bên cạnh đó, bệnh gout mãn tính, loãng xương, viêm gân, viêm màng bao hoạt dịch khớp cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm khớp gối.
Một số loại thuốc, phương pháp điều trị viêm khớp gối bằng Tây y thường được áp dụng có thể kể đến: